Bộ Công Thương phác hoạ bức tranh công nghiệp Việt Nam 2017
Năm 2017, kinh tế thế giới tiếp dự báo tăng trưởng cao hơn năm 2016, nhưng phụ thuộc nhiều vào diễn biến của thị trường tài chính, tiền tệ, thị trường dầu thô, chứng khoán trên thế giới và những tác động của tình hình bất ổn tại một số nước và khu vực…
Nhận
định này nằm trong báo cáo về định hướng và giải pháp thực hiện sản
xuất công nghiệp, thương mại 3 tháng cuối năm 2016, kế hoạch năm 2017,
được Bộ Công Thương gửi tới các đơn vị thành viên mới đây.
Nhận
định này được Bộ đưa ra dựa trên những nghiên cứu của các tổ chức uy
tín, như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo kinh tế thế giới năm 2017 sẽ
tăng trưởng 3,5% (năm 2016 là 3,2%). Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng
3,1% (năm 2016 là 2,9%). Trong khi đó, tăng trưởng thương mại toàn cầu
năm 2017 được Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) dự báo tăng hơn 3%.
Trong báo cáo, Bộ Công Thương cũng đã có những phác hoạ về bức tranh công nghiệp Việt Nam năm 2017.
Theo
đó, Bộ xác định phát triển công nghiệp với tốc độ hợp lý, đảm bảo tính
bền vững; phát triển có chọn lọc những ngành công nghiệp mà Việt Nam có
nhiều lợi thế; phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ, chú trọng phát triển
công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn, năng lượng sạch, năng lượng
tái tạo và vật liệu mới đi đôi với áp dụng công nghệ tiết kiệm năng
lượng, nguyên liệu; tập trung ưu tiên mọi nguồn lực để hoàn thành những
công trình trọng điểm và then chốt nhằm gia tăng năng lực sản xuất.
Cụ
thể, chỉ số sản xuất công nghiệp được dự báo tăng khoảng 8% so với năm
2016. Xuất khẩu tăng 6-7%, tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất
khẩu tiếp tục duy trì ở mức dưới 5%. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh
thu dịch vụ tăng khoảng 10%.
Về
nhiệm vụ của các ngành, ngành điện được Bộ xác định là phải tập trung
đảm bảo cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội. Đầu tư và đưa vào
vận hành các dự án nguồn điện được giao và các dự án lưới điện truyền
tải theo đúng tiến độ được duyệt. Dự kiến điện sản xuất và mua đạt 198,2
tỷ kWh, tăng 12,7% so với năm 2016, trong đó điện sản xuất của Tập đoàn
Điện lực Việt Nam (EVN) là 99 tỷ kWh; điện thương phẩm đạt 179,8 tỷ
kWh, tăng 13% so với năm 2016.
Với
ngành dầu khí, năm 2017 dự kiến sản lượng dầu thô khai thác đạt 14,8
triệu tấn, giảm 12,9% so với ước thực hiện năm 2016; khai thác khí đạt
11,3 tỷ m3, tăng 10,8% so với ước thực hiện năm 2016.
Ngành
than dự kiến giữ ổn định như năm 2016 với lượng than sạch sản xuất 38,3
triệu tấn. Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản (TKV) dự kiến sản
lượng than sạch đạt 33 triệu tấn.
Về
công nghiệp nặng, ngành thép được dự kiến sẽ đạt sản lượng sắt thép thô
đạt 5,6 triệu tấn, tăng 16,6%, sản lượng thép cán đạt 5, 84 triệu tấn,
tăng 18% so với ước thực hiện năm 2016 đáp ứng đủ nhu cầu thép trong
nước và xuất khẩu.
Về
ngành phân bón, dự kiến sản xuất phân ure đạt 2,01 triệu tấn, tăng
2,2%; phân NPK đạt 2,67 triệu tấn, tăng 2,4% so với ước thực hiện năm
2016. Lượng phân bón trong nước không những sản xuất đáp ứng đủ nhu cầu
trong nước mà còn dư thừa để xuất khẩu.
Với
ngành dệt may, da giày, năm 2017 sẽ có thêm một số hiệp định thương mại
tự do được ký kết và có hiệu lực, do đó có nhiều cơ hội xuất khẩu hàng.
Tuy vậy, năm 2017, tình hình xuất khẩu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa
trong nước khả năng sẽ gặp khó khăn hơn.
Ngành
bia - rượu - nước giải khát được dự báo sẽ gặp nhiều thách thức hơn, do
cạnh tranh với các hãng nước ngoài. Ước sản lượng bia sản xuất năm 2017
đạt khoảng 3,92 tỷ lít các loại, tăng 8,2% so với ước thực hiện năm
2016. Đối với ngành rượu, do chính sách thắt chặt trong sản xuất kinh
doanh, dự báo sẽ không tăng trưởng nhiều.
So
với thực tế tăng trưởng trong những năm gần đây, dự báo năm 2017 được
cho là khá u ám với những ngành khai khoáng như dầu khí, than và một số
ngành công nghiệp nhẹ. Công nghiệp cơ khí, phân bón vẫn đứng trước tác
động tiêu cực do ảnh hưởng của giá phân bón thế giới thấp và máy móc
Trung Quốc chiếm ưu thế về giá.
(Nguồn: vnEconomy)
Link : http://dongachem.vn/Tin-tuc/Bo-Cong-Thuong-phac-hoa-buc-tranh-cong-nghiep-Viet-Nam-2017-6.html
Nhận xét
Đăng nhận xét